Chức năng, nhiệm vụ của phòng marketing

Muốn thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần am hiểu thị trường, nhu cầu của khách hàng và nghệ thuật kinh doanh. Hiện nay, môi trường kinh doanh cạnh tranh rất khốc liệt, mọi thứ thay đổi rất nhanh, sự trung thành của khách hàng ngày càng giảm. Vì vậy, để giữ vững vị thế của mình trên thị trường, các doanh nghiệp cần phải nghiêm túc đầu tư cho các hoạt động marketing. Điều này khiến phòng marketing trong doanh nghiệp trở thành một bộ phận không thể thiếu. Thông qua các hoạt động của phòng marketing mà hình ảnh và thông điệp của doanh nghiệp được lan tỏa đến toàn hệ thống công ty và tới công chúng. Trong bài viết này Vietstars Group sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phòng marketing và chức năng, nhiệm vụ, xây dựng kiến trúc của phòng marketing hiện đại trong Doanh nghiệp

Phòng marketing là gì? 

Phòng marketing là gì?

Để hiểu được phòng marketing là gì trước tiên bạn cần hiểu marketing là gì. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về marketing, nhưng theo Hiệp hội marketing Mỹ thì marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của một tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, định giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và đạt được các mục tiêu của tổ chức. Có thể xem như marketing là quá trình mà những cá nhân hoặc tập thể đạt được những gì họ cần và muốn thông qua việc tạo lập, cống hiến, và trao đổi tự do giá trị của các sản phẩm và dịch vụ với nhau (MM – Kotler).

Theo định nghĩa dành cho các nhà quản lý, marketing được ví như “nghệ thuật bán hàng”, nhưng khá ngạc nhiên rằng, yếu tố quan trọng nhất của marketing thật ra không nằm ở chỗ bán sản phẩm. Peter Drucker, nhà lý thuyết quản lý hàng đầu cho rằng: “Nhưng mục đích của marketing là làm sao để biết và hiểu rõ khách hàng thật tốt sao cho sản phẩm hoặc dịch vụ thích hợp nhất với người đó, và tự nó sẽ bán được nó. Lý tưởng nhất, Marketing nên là kết quả từ sự sẵn sàng mua sắm. Từ đó, việc hình thành nên sản phẩm hoặc dịch vụ mới trở nên cần thiết để tạo ra chúng (sự sẵn sàng mua sắm để “tự nó bán được nó”)

Hoạt động marketing thực chất là một quá trình quản lý mang tính xã hội cao. Các hoạt động này bao gồm từ lên ý tưởng, sản xuất hàng hóa, dịch vụ đến tiếp thị sản phẩm, dịch vụ trên thị trường để đạt hiệu quả tiêu thụ tốt nhất.

Theo đó, phòng marketing chính là cầu nối giữa công ty và thị trường bên ngoài, giữa sản phẩm và người tiêu dùng, giữa thuộc tính sản phẩm với nhu cầu người tiêu dùng. Vì vậy marketing là hoạt động không thể thiếu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

nhiem-vu-chuc-nang-phong-marketing

Nhiệm vụ, chức năng của phòng marketing

1. Xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu

Xây dựng và phát triển thương hiệu là hoạt động quan trọng của doanh nghiệp vì nó giúp doanh nghiệp đạt được thành công và tạo được vị thế cạnh tranh trên thị trường. Ngay từ đầu doanh nghiệp cần chú ý xây dựng hình ảnh thương hiệu nhất quán và xuyên suốt, tất cả các hình ảnh và thông điệp cần được truyền tải một cách rõ ràng, chính xác, và hấp dẫn nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng mục tiêu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin với khách hàng và nâng cao giá trị thương hiệu.

Để xây dựng và phát triển thương hiệu, phòng marketing cần thực hiện một loạt các nhiệm vụ phổ biến sau đây:

  • Xây dựng và quản lý hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
  • Thiết kế chương trình hậu mãi và bảo hành sản phẩm cho doanh nghiệp
  • Tích cực tham gia tài trợ cho các hoạt động xã hội để quảng bá hình ảnh thương hiệu
  • Đăng ký tham gia các chương trình liên quan đến chất lượng sản phẩm như: Hàng Việt Nam chất lượng cao, ISO…

Quyền hạn của phòng Marketing

2. Nghiên cứu, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường

Để xác định nhu cầu thị trường, thị trường mục tiêu và mở rộng thị trường, doanh nghiệp cần thu thập tất cả các thông tin thị trường cần thiết. Việc xác định phạm vi và phân khúc thị trường rất quan trọng vì qua đó doanh nghiệp sẽ xác định được hướng tiêu thụ sản phẩm, nhìn ra các cơ hội trên thị trường và tiến hành các hoạt động phát triển sản phẩm mới sao cho hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.

Phòng marketing trong doanh nghiệp sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau đây để hoàn thành việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường.

  • Xây dựng hệ thống thu thập, tổng hợp thông tin về giá cả, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh.
  • Phân tích, đánh giá thông tin thu thập được, từ đó đưa ra quyết định cải tiến sản phẩm hiện có hoặc phát triển sản phẩm hoàn toàn mới.
  • Đề xuất ý tưởng cho sản phẩm mới, định hướng thiết kế sản phẩm, nhãn hiệu, bao bì sản phẩm.
  • Xây dựng chiến lược mở rộng thị trường phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

3. Xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing 

Chiến lược marketing có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có chiến lược tiếp thị tốt sẽ giúp doanh nghiệp định hướng đúng các hoạt động của mình, để đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Không có chiến lược marketing tốt, doanh nghiệp sẽ khó đạt được thành công, thậm chí là gặp thất bại trong kinh doanh.

Nhiệm vụ của phòng marketing chính là xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp; điều hành việc triển khai chiến lược marketing; theo dõi, giám sát quá trình thực hiện, kịp thời điều chỉnh và đánh giá, báo cáo kết quả chiến lược marketing. Tất cả các nhiệm vụ này nhằm mang lại sự thấu hiểu đối với khách hàng của doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, đồng thời quảng bá sản phẩm và thương hiệu công ty ra thị trường.

Cơ cấu tổ chức phòng marketing

4. Tham mưu cho Ban Giám đốc về chiến lược marketing, sản phẩm và khách hàng

Phòng marketing có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề liên quan đến phát triển thương hiệu, phát triển kênh phân phối, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm mới, xác định khách hàng mục tiêu và hỗ trợ các bộ phận khác trong công ty thực hiện các kế hoạch marketing.

5. Thiết lập mối quan hệ với truyền thông

Để đảm bảo hình ảnh của công ty được thể hiện một cách tốt nhất trước công chúng, phòng marketing cần quan tâm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với giới truyền thông và báo chí. Giới truyền thông là đối tác đắc lực giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cũng như hỗ trợ doanh nghiệp xử lý các khủng hoảng bất ngờ.

Một khi đã hoạt động trong lĩnh vực marketing nghĩa là các mối quan hệ truyền thông sẽ theo bạn suốt sự nghiệp. Do đó, tuyệt đối không để xảy ra hiểu lầm với truyền thông. Nếu xảy ra mâu thuẫn cần bình tĩnh, xử lý một cách chân thành nhất.

Phòng Marketing gồm những bộ phận nào

6. Điều hành công việc của nhân viên thuộc quyền quản lý của bộ phận 

Ngoài việc thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động marketing cho toàn công ty, phòng marketing còn có nhiệm vụ điều hành công việc của nhân viên trong bộ phận của mình.

  • Lập kế hoạch hoạt động, phân công, giao việc cho nhân viên bộ phận.
  • Có kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện công việc của nhân viên.
  • Xem xét, đánh giá ra quyết định khen thưởng, kỷ luật, xét tăng lương, thăng chức theo đúng quy định của công ty.
  • Thực hiện việc điều động, thuyên chuyển nhân sự trong phạm vi bộ phận.3. Xây dựng chiến lược marketinng 

7. Xây dựng chiến lược marketing trong thực tế

7.1 Những bước xây dựng chiến lược marketing

Phân tích thị trường:

Phân tích thị trường là việc bạn cần nhìn nhận xem nhu cầu của thị trường về sản phẩm/dịch vụ như thế nào? Đối thủ của bạn ra sao? Và bạn đang có trong tay những gì? Khi tìm được những câu trả lời đó bạn sẽ hiểu được rằng bạn đang có gì, bạn cần gì và thị trường ngoài kia khốc liệt ra sao? Đây sẽ chính là những bước đệm trong việc xây dựng kế hoạch marketing của bạn.

Xác định mục tiêu:

Bạn cần xác định được các mục tiêu cụ thể cho chiến dịch Marketing như doanh số bán hàng, số lượng tương tác, số lượng tiếp cận,… Mục tiêu đưa ra phải vừa sức, phù hợp với điều kiện tài chính, nhân sự của doanh nghiệp mình.

Xây dựng thông điệp truyền thông:

Hiện nay có một số kênh Marketing mà bạn có thể tham khảo:

  • Marketing qua các công cụ tìm kiếm: SEO
  • Marketing trên danh bạ, cổng thông tin, trang đánh giá dịch vụ/sản phẩm
  • Email marketing, SMS marketing
  • Marketing qua mạng xã hội: blog, diễn đàn, facebook, zalo, youtube,…
  • PR trực tuyến
  • PR online thông qua thông cáo báo chí và các bài viết PR về sản phẩm

Xây dựng tiềm lực tài chính và nhân sự:

Muốn chiến lược thành công thì bạn phải có sự chuẩn bị về cả tiềm lực tài chính và con người. Do đặc thù là thực hiện bằng công nghệ nên nhân sự của bạn phải thật sự chất lượng, có kiến thức tốt về công nghệ thông tin.

Triển khai chiến lược Marketing

Đánh giá chiến lược: Dựa vào các thông số, bạn đánh giá xem chiến lược của mình đã thật sự thành công hay chưa và có mang lại hiệu quả truyền thông, hay mang lại lợi nhuận hay không. Từ đó bạn sẽ có kinh nghiệm và đó sẽ là tiền đề để xây dựng các chiến lược sau hiệu quả hơn.
Xây dựng chiến lược marketing

7.2. Áp dụng chiến lược 4Ps của Marketing Strategy

Maketing hỗn hợp là bao gồm tất cả các hoạt động mà công ty hay doanh nghiệp đó có thể làm để gây tiếng vang hay ảnh hưởng đến nhu cầu và sản phẩm của chính mình. Thường thì các biến này sẽ được gọi theo chuyên ngành là “4 Ps”. 4 chứ P là kí hiệu viết tắt của 4 sản phẩm , giá cả tiền mặt, tên phân phối và cả hỗ trợ tiêu thụ.

– Product (Sản phẩm): Là tổ hợp của tất cả hàng hóa và dịch vụ của công ty hoặc doanh nghiệp cung cấp cho thị trường tiêu dùng. Mỗi quyết định chiến lược cũng phải được thực hiện dựa trên các tiêu chí hoạt động xây dựng thương hiệu riêng, bao trọn gói và các tính năng của sản phẩm.

– Price (Giá cả): Đây là số tiền mà khách hàng phải trả để có được mặt hàng sản phẩm đó. Chiến lược này thật sự rất cần thiết và liên quan đến vị thế của khách hàng cũng như người tiêu dùng, sự linh hoạt trong việc giá cả, các mặt hàng có liên quan trong cùng một dòng sản phẩm và các điều khoản đã bán. Sẽ tùy thuộc và chiến lược của các doanh nghiệp mà sẽ phát sinh ra chiến lược giá cả khác nhau, về đặc tính của sản phẩm, mức độ và cường độ cạnh tranh trong ngành.

– Place (Kênh phân phối): Là cùng lúc tất cả các hoạt động của công ty sẽ đưa sản phẩm dến tay khách hàng và đó là mục tiêu. Một trong những quyết định của Maketing cơ bản đó là lựa chọn đúng và phù hợp các kênh phân phối.

– Promotion (Hỗ trợ tiêu thụ): Đây là các hoạt động để truyền đạt những giá trị của sản phẩm và thuyết phục khách hàng mục tiêu là mua sản phẩm. Chiến lược hỗ trợ tiêu thụ là thật sự cần thiết để kết hợp các hoạt động riêng lẻ lại với nhau thành một khối như bán hàng cá nhân, quảng cáo, khuyến mại, bán hàng xúc tiến vào chiến dịch mang tính chất phối hợp.

Có thể thấy rằng, phòng marketing là bộ phận vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp. Tuy rằng chức năng, nhiệm vụ của phòng marketing sẽ ít nhiều khác nhau do mỗi công ty có quy mô và đặc thù kinh doanh khác nhau.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *